TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO TRONG NGÀNH IN
Ban KHCN hiệp hội in Việt Nam và ban hỗ trợ doanh nghiệp Hội in TPHCM
phối hợp với học viện Print Media Việt Nam và công ty ePP thực hiện.
AI (Trí tuệ nhân tạo) bắt đầu xuất hiện trong giới học thuật vào năm 1956 nhưng không được Thế giới chú ý nhiều cho đến khi nó bùng nổ vào năm 2023 với việc OpenAI sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) để khởi chạy ChatGPT. Tháng 3 năm ngoái, cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy chỉ 58% người trưởng thành biết đến ChatGPT, nhưng một cuộc thăm dò khác vào tháng 6 cho thấy chỉ có 24% người từng sử dụng nó. Thường khó nhận ra khi nào AI được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau, nhưng nó đã thâm nhập vào hầu hết mọi ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành in. Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhận thấy rằng 40% công việc trên toàn cầu đã tiếp cận với AI, trong đó các nước phát triển đã tiếp cận ở mức 60%. Phần tóm tắt nhanh này cho thấy sơ bộ cách thức chúng ta sử dụng trí tuệ nhân tạo để có thể trao đổi thông tin với khách hàng và các nhà cung cấp thiết bị in có AI.
Nếu tìm hiểu về các loại AI, chúng ta sẽ tìm được khá nhiều kết quả khác nhau: AI được chia làm 4 loại, 5 loại, 7 loại… Thực ra chúng đều đúng cả vì chúng ta có thể phân loại AI dựa trên mức độ thông minh và sự linh hoạt của nó.
Chúng ta đều biết AI là công nghệ mô phỏng trí tuệ của con người do vậy một yếu tố để phân loại AI chính là mức độ thông minh, cụ thể là về sự linh hoạt cũng như độ hiệu quả, mà nó có thể mô phỏng trí tuệ. Tùy từng mức độ mà AI sẽ được sử dụng cho những công việc khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp.
Dựa trên yếu tố đầu tiên, ta có thể phân loại AI thành 3 loại dựa trên sự phát triển, thành thạo của chúng:
Yếu tố còn lại để phân loại AI là dựa trên sự tương đồng của AI với trí tuệ con người, khả năng suy nghĩ, hay có cảm nhận như con người thực sự. Tức là AI có thể mô phỏng những hành động, suy nghĩ hay cảm xúc gì của con người.
Tất cả các ứng dụng của AI trong ngành in ngày nay đều thuộc nhóm Artificial Narrow Intelligence (ANI - Trí tuệ nhân tạo hẹp). Loại AI này có thể được huấn luyện để thực hiện một nhiệm vụ đơn lẻ hoặc hẹp và nó không thể thực hiện hoặc suy nghĩ bên ngoài nhiệm vụ đã xác định. Nói cách khác, nó không thể tự suy nghĩ., có bốn loại dựa trên chức năng: AI máy phản ứng, AI bộ nhớ hạn chế, AI lý thuyết về tâm trí và AI tự nhận thức.
Trong AI hẹp, người ta lại chia AI thành 4 loại:
AI không phải là điều gì quá mới với ngành in chúng ta. Hầu hết các nhà sản xuất thiết bị và nhà cung cấp phần mềm cho ngành in đã sử dụng nó trong nội bộ và triển khai nó trên các sản phẩm của họ từ hơn 10 năm trước. Một trong những trường hợp sử dụng AI đầu tiên trong ngành in là các máy kiểm tra chất lượng sản phẩm in (inspection machine), nó hoạt động bằng cách so sánh hình ảnh chụp từ mẫu in chuẩn với từng tờ in đi qua. Hệ thống sử dụng những đầu đọc quang học (thường là các Camera 4K tốc độ cao), kết hợp với phần mềm, sẽ chụp từng tờ in và phát hiện bất kỳ điểm bất thường và lỗi in nào.
AI cũng được các hãng chế tạo máy in lớn như Roland, Heidelberg, Komori, KBA, Mitsubishi… tích hợp vào phần mềm để quét các dải kiểm tra màu rồi kết hợp hệ thống kiểm tra với thuật toán máy học để phát hiện, phân loại và thực hiện hành động khắc phục dựa trên vấn đề đã xác định (tự động điều chỉnh các thông số của máy in như: cấp mực, truyền mực, cấp nước, thay đổi tốc độ các lô, điều khiên lô sàng…).
Từ khi ChatGPT ra đời, các hãng phần mềm đồ hoạ, bình trang điện tử, thiết kế… đã lần lượt tích hợp AI vào phần mềm của họ để giúp các nhân viên làm việc hiệu quả hơn như: Giúp bình trang dựa trên các thông số về tờ in và kích thước, loại, sớ giấy của sản phẩm in; giúp thực hiện các kỹ xảo dựa trên việc tự động nhận dạng và thay thế phông nền bằng hình ảnh tương ứng, giúp phân tích hàng ngàn mẫu thiết kế tương tự để chọn ra mẫu thiết kế độc đáo… Thực ra, những ai đã từng làm Coreldraw từ 20 năm trước và biết VBA có thể tự tạo ra các tập lệnh bình trang tự động hay chạy các lệnh mà Corel làm chưa hoàn hảo, ngày nay AI có thể giúp chúng ta thực hiện các lệnh đó bằng cách ra khẩu lệnh hay tương tác hội thoại thông qua các chương trình thiết kế, đồ hoạ và bình trang… Việc ứng dụng AI vào thiết kế, chế bản sẽ giúp các kỹ thuật viên tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức, nó có thể biến công việc thiết kế, chế bản trở nên đơn giản hơn với tất cả mọi người.
Máy học (machine learning) cũng được sử dụng để phân tích dữ liệu thiết bị và dự đoán khi nào một số sự kiện nhất định sẽ xảy ra, ví dụ như chu kỳ bảo trì và lỗi bộ phận.
Ứng dụng Robot trong hoạt động sản xuất là một ứng dụng thực tế khác trong lĩnh vực in trong đó AI phản ứng được sử dụng hạn chế hơn. Tại drupa, các bạn sẽ thấy các cánh tay robot và hệ thống đưa giấy vào và lấy giấy ra tự động trên các thiết bị. Cánh tay robot có thể được lập trình để gia công/định tuyến và thực thi các hoạt động phức tạp hơn như chèn tờ in vào các bao thư. Các chi phí liên quan đến việc lắp đặt và triển khai robot tiếp tục giảm do vậy ngành in có thể ứng dụng quá trình sản xuất in, xử lý đơn hàng và lưu kho.